Xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân

Sau khi có Chương trình hành động số 11-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch triển khai nghiêm túc, trong đó đã chỉ đạo quán triệt cho 2.992 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên trong các doanh nghiệp và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của doanh nhân. Điều đáng mừng là với sự lãnh đạo của Đảng, phần lớn đội ngũ doanh nhân ngày càng phát huy vai trò của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp; ý thức trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm chất lượng sản phẩm, liên kết cộng đồng với lợi ích của doanh nghiệp, tham gia các hoạt động xã hội và đảm bảo lợi ích người lao động, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội... tại địa phương.

          Để cải thiện tốt môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp của các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, đúng pháp luật, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành chức năng, địa phương trong huyện phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư vào huyện theo đúng chủ trương, quy định của tỉnh. Đặc biệt là thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh có liên quan nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, doanh nhân yên tâm đầu tư, sản xuất; thực hiện cải cách, kiểm soát và công khai thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” gắn với kiểm tra việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong giải quyết hồ sơ hành chính cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhất là một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đất đai…

          Là nơi có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế-xã hội, Tuy Phong đã thực hiện tốt khâu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng như: xây dựng chợ Phước Thể, chợ Chí Công, khu dân cư 15ha Phan Rí Cửa; đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp Tuy Phong, cụm công nghiệp Hòa Phú, Xí nghiệp May Tuy Phong, Cảng Quốc tế Vĩnh Tân, các dự án nhiệt điện, điện gió ngoài khơi Bình Thạnh, điện gió Phú Lạc, điện năng lượng mặt trời...Nhiều doanh  nhiệp đã đầu tư khai thác khá tốt lĩnh vực lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong đó có 06 cửa hàng Bách Hóa Xanh ở các xã, thị trấn, siêu thị tại thị trấn Phan Rí Cửa và các dịch vụ vận tải, cung cấp hàng hóa, phục vụ tốt hơn đời sống nhân dân. 

          Trong 10 năm qua, huyện Tuy Phong luôn quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả; hướng dẫn, khuyến khích các chủ hộ kinh doanh cá thể đầu tư vốn, mở rộng quy mô kinh doanh, có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định, nhất là khuyến khích phát triển doanh nhân khu vực nông thôn gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phối hợp, vận động, triển khai và tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và phát triển các sản phẩm lợi thế của huyện như: nước khoáng, tảo, muối, mủ trôm... tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 06 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận và 01 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP như Muối tinh sấy của Công ty Cổ phần Muối Vĩnh Hảo; Tảo Spirulina của Công ty Cổ phần Tảo Vĩnh Hảo; nước khoáng Vĩnh Hảo tự nhiên, nước khoáng Vĩnh Hảo có ga tự nhiên, nước giải khát khoáng chanh của Công ty Cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo; gạch bêtông tự chèn 4,5 phân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tài Chánh;    Gạo Sông Lòng Sông của cơ sở Xây xát lương thực Mỹ Phố. Tuy Phong cũng đã phối hợp chặt chẽ Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trung tâm xúc tiến du lịch và các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân trong các hoạt động của doanh nghiệp như: “Đưa hàng Việt về nông thôn”; tổ chức điều tra, khảo sát thị trường, điều tra nhu cầu của người tiêu dùng và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam; thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện, đồng thời gắn kết mối liên hệ giữa hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội doanh nghiệp trẻ huyện tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân trong sản xuất kinh doanh, hội nhập quốc tế, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, doanh nhân và các cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức các diễn đàn để doanh nhân tham gia ý kiến, tập hợp phản ánh các ý kiến, nguyện vọng của doanh nhân để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Điểm nổi bật đó là ngày càng nhiều doanh nghiệp đề cao đạo đức, văn hoá kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc của đội ngũ doanh nhân, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, nhất là thể hiện trách nhiệm của mình với người lao động và cộng đồng xã hội, tích cực tham gia các cuộc vận động ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tiếp bước cho em đến trường”, công tác phòng, chống dịch Covid-19; phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, nhất là phong trào làm giao thông nông thôn; đóng góp hàng tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở, tu sửa trường học, tặng học bổng, thăm hỏi, tặng quà, khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

         

          Cùng với việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư phát triển kinh tế          , Tuy Phong cũng đã quan tâm lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước theo tinh thần Kết luận của 80-KL/TW ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tình hình mới. Trong 10 năm qua, đã thành lập mới 05 tổ chức đảng, 10 tổ chức Đoàn Thanh niên và 18 tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp; phát triển 53 đảng viên mới, 78 đoàn viên Đoàn Thanh niên và 778 đoàn viên Công đoàn. Đến nay, toàn huyện có 10 doanh nghiệp có tổ chức đảng trực thuộc huyện; 08 tổ chức Đoàn Thanh niên; 24 tổ chức Công đoàn với 222 đảng viên, 217 đoàn viên Đoàn Thanh niên và 2.791 đoàn viên Công đoàn. Nhìn chung, các tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp hoạt động ổn định; phần lớn đảng viên, đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

          Qua 10 năm thực hiện, Ban Thường vụ Huyện ủy rút ra một số kinh nghiệm đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tăng cường, nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, nâng cao vai trò của người lãnh đạo; thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại, gặp mặt giữa các cơ quan chính quyền với doanh nghiệp, doanh nhân gắn với tôn vinh những doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 11-NQ/HU ngày 03/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện; phát huy vai trò của tổ chức Đảng, các đoàn thể – chính trị trong doanh nghiệp, nhất là tổ chức Công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thực hiện tốt cơ chế đối thoại ba bên (Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động) nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh, ổn định và phát triển.

 

                                                                                    

MINH CHIẾN
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang