Hàng ngàn hộ đã thoát nghèo, nhiều con em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số có điều kiện được cắp sách đến trường, học hành đến nơi đến
chốn đều nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuy
Phong.
Vài năm trở lại đây, gia đình chị Thị Thủy người
dân tộc Rắc lây sống ở thôn 3- xã Phong Phú- huyện Tuy Phong luôn rộn ràng
trong tiếng đánh vần, học chữ của con trẻ và tiếng cười nói hạnh phúc của các
thành viên trong gia đình. Không còn nỗi lo canh cánh của những ngày thiếu đói
khi giáp hạt. Nhớ lại ngày trước, nhà có 5 miệng ăn mà vợ chồng không ai có cái
nghề ổn định, cuộc sống ngày ấy bấp bênh khi các con vào tuổi đến trường. Ấy thế
mà từ ngày được địa phương đề nghị ngân
hàng chính sách xã hội huyện xem xét hỗ trợ cho vay 7 triệu đồng mua được cặp
bò nuôi, số tiền dư còn lại trang trãi thêm thì nay cuộc sống gia đình chị đã
khởi sắc, nhà cửa kiên cố, 3 đứa con học hành đến nơi đến chốn và đàn bò tròn lẳng
trong chuồng.
Thực
hiện Chương trình Hành động số 33-NQ/TU ngày 24/02/2015 Ban Thường vụ Tỉnh ủy và kế hoạch số 229-KH/HU ngày 12/6/2015 của Huyện
ủy Tuy Phong về thực hiện Chỉ thị số
40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội tại Tuy Phong, nhiều năm qua, Phòng giao dịch
ngân hàng CSXH huyện không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch đến tận cơ sở và đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính để đưa nhanh đồng vốn tín dụng ưu đãi đến các hộ nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn. Nhờ tiếp
cận nguồn vốn ưu đãi nhiều hộ nghèo đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, chăn
nuôi phát huy hiệu quả nguồn vốn vươn lên thoát nghèo bền vững.
Triển khai Chỉ thị 40,
Phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện Tuy phong đã bám sát nghị quyết của cấp
trên phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn, các phòng ban, các tổ chức chính
trị xã hội tập trung triển khai quyết liệt đồng bộ hiệu quả các giải pháp đề ra
nhằm tăng trưởng tín dụng, tập trung củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính
sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tạo việc làm, phát triển nguồn nhân
lực và đảm bảo an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị xây dựng nông thôn mới.
Xác định một
trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm
nghèo bền vững, đảm bảo ASXH, xây dựng NTM, phát triển KTXH đó là tín dụng
chính sách do Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện thực hiện, vì vậy hàng năm UBND
huyện Tuy Phong đã cân đối ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng chính
sách xã hội từ 300 – 500 triệu đồng để cho vay hộ nghèo, nước sạch, vệ sinh môi
trường và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện thuận lợi cho Phòng giao dịch Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Năm năm qua nguồn vốn ngân
sách địa phương ủy thác sang Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay là 1,6 tỷ đồng nâng tổng vốn ngân sách đã chuyển cho NHCSXH gần 2,9 tỷ đồng, tăng trên 1,7 tỷ đồng so với năm
2014. Đến
ngày 31/10/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên 304 tỷ đồng tăng 107
tỷ đồng so với năm 2014. Dư nợ tăng trưởng hàng năm trên 9% đã tạo điều kiện
cho hơn 23 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội được vay vốn
từ Ngân hàng Chính sách xã hội với doanh số cho vay trên 420 tỷ đồng, doanh số
thu nợ đạt hơn 280 tỷ đồng; góp phần giúp trên 3.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo,
thu hút, giải quyết việc làm cho người lao động khoảng 650 người và cũng giải
quyết cho hơn 2.300 lượt học sinh, sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 6.000 công trình nước
sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, nhờ đó cũng góp phần
làm cho tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tuy Phong giảm theo chương trình mục tiêu đã đặt
ra theo kế hoạch hàng năm và 5 năm.
Sau hơn 05 năm thực hiện Chỉ thị
số 40 - CT/TW tại Tuy Phong, cấp ủy, chính quyền các cấp đã nhận thức rõ hơn về vai
trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm
nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội tại
địa phương nên đã tích cực vào cuộc, các hội đoàn thể cũng
đã thực hiện tốt công tác tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo
đa chiều giai đoạn 2016-2020 làm cơ sở cho ngân hàng CSXH thực hiện cho vay tín
dụng chính sách xã hội kịp thời, đúng đối tượng. Công tác chỉ đạo, phối hợp lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với
chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục,
dạy nghề, tạo việc làm giảm nghèo bền vững ngày càng được chú trọng hơn.
Việc đưa nguồn vốn
vay ưu đãi đến với người dân trong huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng để nâng
cao hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi, trong những năm qua Phòng giao dịch ngân
hàng CSXH huyện Tuy Phong duy trì thường xuyên tại điểm giao dịch xã, thị trấn
và thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn ở các thôn, khu phố. Bên cạnh đó, ngân
hàng CSXH công khai bảng biểu về chế độ chính sách tín dụng ưu đãi, lãi suất
cho vay, dư nợ và các văn bản mới liên quan đến tín dụng chính sách, giảm thủ tục
không cần thiết tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn được
vay vốn dễ dàng. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể, chính trị xã
hội, ủy thác nguồn vốn vay để phát huy hiệu quả nguồn vốn như chủ động tiếp cận
với các đối tượng vay, tư vấn cho đồng bào dân tộc thiểu số đầu tư sản xuất,
chăn nuôi và giám sát nguồn vốn vay. Thông qua nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp nhiều
hộ nghèo, hộ khó khăn ở Tuy Phong có điều
kiện để phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế hộ vươn lên
làm giàu, đặc biệt góp phần ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn,
giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp góp phần đảm bảo ASXH tại Tuy
Phong.
Có thể khẳng định rằng, Chỉ thị của Đảng đã đi sâu vào
cuộc sống, những chính sách tín dụng ưu đãi của
NHCSXH đang dần “bắt sóng” khá nhịp nhàng với hơi thở cuộc sống và tạo
nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách.
Kim Anh – Trung tâm VHTT-TTTH