Những kết quả nổi bật của Đề án “Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và du lịch”
Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 thành công, thể hiện rõ quyết tâm chính
trị của toàn Đảng bộ, với mục tiêu chủ yếu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm,
trong đó xác định tập
trung đẩy mạnh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ,
đưa ngành thương mại, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc Đại
hội IX xác định khâu đột phá là “Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và
du lịch” là sự tiếp nối khâu đột phá của
Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2015-2020 nhưng ở mức độ đồng bộ,
chất lượng, hiệu quả toàn diện hơn.
Nhìn lại 5
năm (2015-2020) thực hiện Đề án “Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và du
lịch” giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 2628/QĐ-UBND ngày 18/7/2016 của UBND huyện đã có những kết quả quan trọng,
tích cực. Trong suốt quá trình thực hiện, với sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND
huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được xác định
trong “Đề án”, trong đó tập trung công tác quản lý quy hoạch, điều chỉnh quy
hoạch, kịp thời, rà soát điều chỉnh cho phù hợp; chú trọng nâng cao hiệu quả
quản trị hành chính công nhằm giải quyết hồ sơ nhanh chóng cho các nhà đầu tư,
người dân; thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, cải thiện môi
trường đầu tư; tăng cường công tác tiếp công dân nhằm giải quyết các vướng mắc khó
khăn phát sinh; ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết hồ sơ theo cơ chế một
cửa liên thông; tăng cường công tác an ninh trật tự tại các khu du lịch; duy
trì, nâng cao ý thức người dân bảo vệ cảnh quan, đảm bảo môi trường sinh thái…
Điều đáng ghi nhận là thương mại,
dịch vụ phát triển nhanh, tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện
đúng định hướng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần giữ vững an ninh trật
tự của huyện; cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Bộ mặt đô thị, nông thôn
khởi sắc hơn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến năm
2020 đạt 5.739 tỷ đồng (đạt 169% Kế hoạch theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020: 3.389,7 tỷ đồng). Bước đầu hình thành và có xu
hướng tăng nhanh các loại hình kinh doanh, dịch vụ thương mại, dịch vụ theo
hướng tích cực, văn minh và hiện đại như siêu thị, cửa hàng, nhà hàng... Các
loại hình dịch vụ (vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông...) phát triển
mạnh, ngày càng mở rộng về quy mô, tính chất và nâng cao hơn về mặt chất lượng,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dân, trong đó hình thành thêm một Công ty vận tải
hành khách Minh Nghĩa, 02 hãng Taxi, Cảng Tổng hợp Quốc tế Vĩnh Tân góp phần
đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, nâng cao năng lực vận tải và khả năng vận
chuyển hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu và quá cảnh. Hạ tầng thương mại, dịch vụ
phát triển mạnh, nhất là ở 2 thị trấn Liên Hương và Phan Rí Cửa đã có sự phát
triển sôi động và đa dạng về các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ dọc
tuyến đường Liên Hương- Bình Thạnh; hình thành các tuyến đường phố kinh doanh ở
một số tuyến đường nội thị, nhiều loại hình dịch vụ như ngân hàng, các dịch vụ
vui chơi giải trí.
Cùng với lĩnh
vực dịch vụ thì hoạt động du lịch có chuyển biến bước đầu, tăng cường công tác
quảng bá hoạt động kinh doanh du lịch, nâng cao hình ảnh quê hương đất nươc,
con người Tuy Phong, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Trong 5 năm
đã có 24 dự án đầu tư du lịch được UBND tỉnh và huyện chấp thuận đầu tư còn
hiệu lực với tổng diện tích 364,8 ha, tổng vốn đầu tư là 4.555,194 tỷ đồng. Các
thắng cảnh tự nhiên được khai thác hiệu quả, nhất là bãi tắm Cổ Thạch, bãi tắm
đá Cà Dược (bãi đá bảy màu), các trục đường ven biển từ Bình Thạnh- Hòa Thắng, bãi
rêu Cổ Thạch, đồi bằng lăng tím, đường Hoa tràm vàng, đảo Hòn Cau…Đặc biệt là
gắn kết chặt chẽ giữa du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên, các hoạt động
thể thao giải trí với các lễ hội tín ngưỡng truyền thống mang tính đặc thù
riêng của huyện như các Lễ hội Xuân Thu nhị kỳ, Lễ hội Kỳ yên, Lễ hội Cầu Ngư,
Lễ tưởng niệm di tích Cát Bay, Lễ hội Ka tê, Lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền
thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa…Các cơ sở lưu trú trên toàn huyện tăng dần
qua từng năm, với phòng cho thuê: 49 cơ sở /763 phòng; nhà nghỉ: 10 cơ sở /215
phòng; khách sạn: 16 cơ sở /378 phòng; khách sạn 1 sao: 5 cơ sở /78 phòng; lượng
khách tham quan, du lịch tăng bình quân 8,15%/năm và thời gian lưu trú bình
quân từ 2-3 ngày/người. Các cơ sở lưu trú đều đạt tiêu chuẩn theo quy định từng
loại, cơ bản phục vụ tốt nhu cầu lưu trú của du khách; phong cách kinh doanh
dịch vụ du lịch của một số người dân được nâng lên theo hướng văn minh, lịch
sự, tiến bộ hơn qua từng năm, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển, tăng thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống cho người lao động ở địa phương. Có thể khẳng định thương mại,
dịch vụ phát triển nhanh đã tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện
đúng định hướng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần giữ vững an ninh trật
tự của huyện; cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Bộ mặt đô thị, nông thôn
khởi sắc hơn.
Với những kết quả đạt được của việc
thực hiện Đề án, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX, nhiệm kỳ 2020-2025 thống
nhất lanh đạo, chỉ đạo tiếp tục quán triệt nghiêm túc quan điểm phát triển được
nêu trong Đề án, đồng thời nhanh chống, khẩn trương bổ sung và hoàn thiện Đề án “Đẩy
nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và du lịch” để triển khai đồng bộ, chất lượng và
hiệu quả toàn diện hơn, trong đó có mục tiêu đến năm 2025 là tổng mức bán lẻ
hàng hóa và thu dịch vụ tiêu dùng đạt 9.667 tỷ đồng; lượng khách tham quan du
lịch bình quân giai đoạn 2021-2025 tăng 8,45%; thời gian lưu trú tăng bình quân
2-3 ngày/ người; Phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển dịch
vụ, nhất là thương mại, du lịch gắn với bảo vệ môi trường; giải quyết tốt vấn
đề về rác thải, nhất là tại các khu dân cư ven biển, các điểm, khu du lịch.
Về giải pháp, Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện lãnh đạo tiếp tục tạo điều kiên thuận lợi, môi trường
thông thoáng thu hút đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ; ưu tiên các loại
hình kinh doanh thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ,
vận tải. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh thương
mại, dịch vụ phù hợp với xu thế phát triển. Điều chỉnh bổ sung một số Đồ án Quy
hoạch xây dựng cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng
địa phương và của huyện như: Quy hoạch khu vực ven biển Hòa Thắng – Hòa Phú, Đô
thị du lịch Cổ Thạch – Bình Thạnh, Khu ven biển Bình Thạnh và các Đồ án xã Nông
thôn mới. Thu hút và xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ
du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai các dự án tại Khu đô thị du
lịch Bình Thạnh, khu du lịch ven biển Hòa Thắng - Hòa Phú, khu du lịch Đồi
dương Hòa Minh, khu du lịch Quốc gia Mũi Né (phần diện tích nằm trên địa bàn
huyện Tuy Phong); khai thác tuyến du lịch Tà Năng- Phan Dũng; phát triển du
lịch sinh thái bền vững có sự tham gia của cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Hòn
Cau. Cùng với đó, huyện sẽ khai thác có hiệu quả, nâng cao chất lượng các lễ
hội truyền thống, duy trì và phát triển các loại hình du lịch tínngưỡng tâm
linh trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao như: Vượt
đồi cát Bình Thạnh, giải đua thuyền cấp huyện, giải đua xe đạp... và các loại
hình thể thao biển theo “Đề án” Bình Thuận là Trung tâm Du lịch Thể thao biển.
Trong 5 năm tới (2021 – 2025), thực
hiện Đề án “Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và du
lịch” trong điều kiện tiềm năng, lợi thế của huyện được
phát huy, hạ tầng kinh tế- kỹ thuật tiếp tục được đầu tư, nhất là tuyến cao tốc
Bắc Nam đi qua, phát huy hiệu quả Cảng tổng hợp Vĩnh Tân gắn với các dịch vụ
logistics; các dự án đầu tư về năng lượng, du lịch, thương mại tiếp tục được
triển khai mở ra nhiều triển vọng phát triển cho huyện...sẽ tạo ra
nhiều cơ hội thu hút lao động, việc làm và tác động tích cực đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
MINH
CHIẾN