Việc
tồn tại đối với tàu cá “3 không” chính là nỗi lo lớn của ngành thủy sản tỉnh
nhà nói chung và của địa phương nói riêng, ảnh hưởng lớn đến việc khắc phục
khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác IUU. Vì vậy, việc tháo
gỡ khó khăn đối với tàu cá “3 không” là nhiệm vụ khẩn trương đặt ra cho địa
phương, góp phần hoàn thành chỉ đạo chung của UBND tỉnh và huyện về kiểm soát và
quản lý tàu cá “3 không”.
Thực hiện Thông
tư 06/2024/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT liên quan đến hồ sơ đăng ký đối với tàu cá và theo tinh thần chỉ
đạo của UBND huyện Tuy Phong, UBND tỉnh Bình Thuận về tàu cá “3 không”.
Qua rà soát hiện nay trên địa bàn xã
Phước Thể có hơn 194 tàu cá đang hoạt động nhưng không thể đăng ký theo Thông
tư số 23/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là những tàu cá
người dân không thực hiện đủ thủ tục chuyển hồ sơ theo quy định pháp luật dẫn
đến tình trạng tàu không có hồ sơ gốc; tàu không đáp ứng điều kiện, tiêu chí
quy định.
Số
tàu cá chưa đăng ký này tập trung ở nhóm tàu có chiều dài từ 6m đến dưới 12m.
Hiện nay, trên địa bàn xã có hơn 188 chiếc và 06 chiếc trên 12 m thuộc nhóm hộ
kinh tế khó khăn, tập trung ven biển, hoạt động ở ven bờ. Những tàu này lâu nay
được gọi là tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không giấy phép
khai thác thủy sản). Chính điều này đã gây khó khăn cho chính quyền địa phương
trong việc quản lý phương tiện tàu cá .
Để
tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, vào tháng 6/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2024 thay thế Thông tư 23/2018 về việc
đăng ký đăng kiểm tàu cá, trong đó, cho phép đăng ký, đăng kiểm tàu cá chưa
đăng ký hay gọi là tàu cá “3 không”. Biết được thông tin, ngư dân trên địa bàn
xã Phước Thể phấn khởi, vì tàu cá “3 không” có cơ hội để hoàn thiện hồ sơ, hợp
pháp.
Với
tinh thần trên, Đảng ủy, UBND xã, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội đã
vào cuộc, tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con lập hồ sơ đăng ký, chấp hành
đúng quy định về khai thác thủy sản theo tinh thần Thông tư 06 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, chỉ đạo cán bộ phụ trách trực tiếp
hướng dẫn cho ngư dân về hồ sơ đăng ký; gồm: 01 đơn đề nghị cấp giấy phép khi
thác thủy sản, 01 tờ khai đăng ký tàu cá, 02 bản photo giấy chứng nhận đăng ký
tạm thời tàu cá (kèm theo bản chính), 01 thông báo thu lệ phí trước bạ tàu cá
và 02 ảnh của hai bên mạn thuyền bằng 9x12.
Bên
cạnh đó, một số hộ dân có khả năng nộp hồ sơ qua dịch vụ công tỉnh Bình Thuận
cũng đã được cán bộ phụ trách hướng dẫn tận tình để đảm bảo hồ sơ được thông
suốt. Tuy nhiên, do hồ sơ cá nhân còn thiếu nhiều thủ tục nên việc nộp hồ sơ
của người dân còn lúng túng và có những khó khăn nhất định.
Tính
từ ngày 01/7/2024 đến nay, xã Phước Thể đã hoàn thành 188/188 hồ sơ tàu cá từ
6m đến dưới 12m và có thông báo thuế trước bạ tàu cá; trong đó: đã nộp hồ sơ cho
Chi cục thủy sản thông qua Trung tâm hành chính công 169 hồ sơ và đang hoàn tất
19 hồ sơ để nộp tại Trung tâm hành chính công của Tỉnh.
Song
song đó, địa phương cũng đã thực hiện công tác tuyên truyền về các thủ tục đăng
ký; đối với nhóm tàu trên 12 m thì ngoài việc thực hiện như nhóm tàu từ 6 m đến
dưới 12 m còn phải thực hiện đăng kiểm trước khi nộp hồ sơ. Địa phương phấn đấu
thực hiện hoàn thành 100% hồ sơ tàu cá “3 không” sẽ được kiểm tra, đăng ký,
đăng kiểm và cấp giấy phép ra khơi hoạt động theo quy định đến hết 15/9/2024.
Thanh Tín - UBND xã Phước Thể