Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là Thương mại và Du lịch”
Thực hiện Nghị quyết số
04-NQ/ĐH ngày 24/8/2015 của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ
2015-2020 về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng-an ninh đến năm 2020. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ VIII, ngoài những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
kinh tế - xã hội, Đại hội Đảng bộ huyện còn đề ra 02 lĩnh vực đột phá đó là:
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân gắn
với nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, nhất là chú trọng
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
-
Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và du lịch.
Với tinh thần đó, để hoàn thành 01 trong 02
lĩnh vực đột phá về “Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và
du lịch”; cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và nhân dân dân huyện Tuy
Phong đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển
khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong Đề án “Đẩy
nhanh tốc độ phát triển dịch vụ nhất là thương mại và du lịch” giai đoạn 2016 –
2020, nhờ đó tốc độ phát triển
dịch vụ, nhất là thương mại và du lịch đã đạt được những kết quả rất tích cực, đã
thu hút được nhiều nhà đầu tư có uy tín, huy động nhiều nguồn vốn ngoài ngân
sách đầu tư với quy mô vốn đầu tư ngày càng tăng; các hoạt động thương mại,
kinh doanh dịch vụ tiếp tục được đầu tư mở rộng, có bước phát triển
nhanh, ổn định; chất lượng hoạt
động của các loại hình dịch vụ theo hướng đa dạng hơn, chất lượng cao hơn và
văn minh hơn so với thời gian trước khi thực hiện Đề án, góp một phần không nhỏ nhằm tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo
hướng tiến bộ hơn.
Qua 03 năm
thực hiện Đề án, nhiệm vụ phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và du lịch của Tuy
Phong đã đạt được những kết quả nổi bật, đó là:
- Dịch vụ
vận tải hàng hóa, hành khách phát triển tốt, ổn định đáp ứng như cầu phục vụ
cho người dân và doanh nghiệp; Cảng quốc tế Vĩnh Tân đi vào vận hành phục vụ xuất nhập khẩu
và quá cảnh, hình thành
thêm một Công ty vận tải hành khách, đưa vào hoạt động 02 hãng Taxi nhằm đa dạng
hóa dịch vụ vận chuyển hành khách, Bến xe tại Liên Hương đã khởi công xây dựng....
- Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và viễn
thông được quan tâm đầu tư, mở rộng; đã thu hút được một số Ngân hàng thương mại
mở chi nhánh tại Tuy Phong: Vietcombank, ACB, Sacombank, LienVietPostBank; dịch vụ Bảo
hiểm hoạt động hiệu quả, đa dạng hóa các sản phẩm, mở rộng nhiều mạng lưới đáp ứng
nhu cầu thị trường. Dịch vụ viễn thông tiếp tục được nâng cấp mở rộng phát triển,
phủ sóng đều khắp trên địa bàn huyện, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn.
- Dịch vụ tiêu dùng (bán lẻ), nhà
hàng, khách sạn, nhà nghỉ được các công ty, doanh nghiệp đầu tư mở rộng, có bước phát triển nhanh theo hướng tích cực, hiện đại và
văn minh; đã thu hút được một số đơn vị bán lẻ có uy tín đầu tư kinh doanh trên
địa bàn huyện: Co.Opmart, Điện máy xanh, FPT, Thế giới di động, Shop Con Cưng...; nhiều nhà hàng,
khách sạn, nhà nghỉ được đầu tư xây dựng mới; 02 Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp
(Phước Thể và Phong Phú) được thành lập, đi vào hoạt động cơ bản ổn định; dịch
vụ vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục bước đầu thực hiện
chủ trương xã hội hóa có chuyển biến.
- Các hoạt động thương mại được đầu
tư mở rộng, phát triển nhanh; hình thành Siêu thị Co.Opmart Phan
Rí Cửa, Chợ Phước Thể đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, Chợ Liên
Hương và Chợ Phan Rí Cửa được cải tạo, sửa chữa.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá du
lịch được chú ý quan tâm, duy trì; hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực, chất
lượng phục vụ của một số người dân tham gia hoạt động du lịch được nâng lên
theo hướng văn minh, lịch sự, tiến bộ hơn qua từng năm; chất lượng phục vụ của
các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ ngày được cải thiên và nâng dần chất lượng
các dịch vụ, Hiện nay toàn huyện có: Nhà ở có phòng cho thuê: 49 cơ
sở /763 phòng; nhà nghỉ: 10 cơ sở /215 phòng; khách sạn: 16 cơ sở/378 phòng;
khách sạn 1 sao: 5 cơ sở /78 phòng. Hàng năm lượng khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại huyện Tuy
Phong năm sau cao hơn năm trước (Bình quân mỗi năm thu hút 1,2 triệu đến 1,3 triệu
lượt khách; tăng từ 10-15 % mỗi năm) đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngân
sách nhà nước và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người
lao động ở địa phương.
Các hoạt động văn hóa, thể thao và Lễ
hội truyền thống hỗ trợ cho phát triển du lịch được quan tâm tổ chức: Lễ hội
Xuân Thu nhị kỳ, Lễ hội Kỳ yên, Lễ hội Cầu Ngư, Lễ tưởng niệm di tích Cát Bay,
Lễ hội Ka tê, Lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng, liên hoan nghệ thuật
không chuyên, lễ hội Trung thu, bắn pháo hoa tầm thấp, Giải vượt Đồi cát Bình Thạnh và giải
“Đua xe đạp mùa Xuân” hàng năm.
Ngoài ra, từ năm 2017, các hoạt động trong
phong trào giữ gìn môi trường, thu gom, xử lý rác thải được huyện Tuy Phong tổ
chức thường xuyên, nhất là tại các khu, điểm du lịch; bãi tắm Cổ Thạch và bãi tắm
đá 7 màu; đường ven biển và khu dân cư. Hình thành được các câu lạc bộ, các
nhóm tình nguyện tham gia xử lý môi trường, thu gom rác thải.
Tuy nhiên, qua 03 năm thực hiện Đề án “Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là Thương
mại và Du lịch” huyện Tuy Phong cũng đã xác định được một số khó khăn, hạn chế lớn, đó là:
- Một số nhiệm vụ của Đề án chưa phù hợp với
thực tế, thiếu tính khả thi chưa thực hiện được như: khai thác Khu thương mại dịch
vụ Vĩnh Tân. Một số nhiệm vụ thực hiện còn chậm, kết quả đạt được còn hạn chế.
- Việc thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư có tâm huyết, có
năng lực để phát triển Thương mại và Du lịch tạo điểm nhấn, đột phá cho Huyện nhà còn gặp nhiều khó khăn.
Tiến độ đầu tư, xây dựng hoàn thành các dự án kinh doanh, dịch vụ còn chậm so với
yêu cầu. Hoạt động du lịch vẫn còn nhỏ lẻ, sản phẩm du lịch còn đơn điệu; sự gắn kết giữa các điểm
du lịch trên địa bàn huyện và với các điểm du lịch khác ở trong tỉnh và các tỉnh
lân cận chưa nhiều.
- Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển. Công tác quản lý đất đai, môi trường, tình hình an ninh trật
tự còn nhiều bất cập.
Để hoàn thành mục tiêu của Đề án “Đẩy
nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và du lịch” đến năm 2020,
huyện Tuy Phong đã đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đó là:
- Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng
35% trong cơ cấu kinh tế chung của Huyện; tổng mức bán lẻ hàng hóa và thu dịch
vụ tiêu dùng đạt 3.389,7 tỷ đồng; lượng khách tham quan du lịch tăng 10% mỗi
năm, thời gian lưu trú tăng bình quân 2-3 ngày/người.
- Cân đối, bố trí vốn từ nhiều nguồn để đầu
tư nâng cấp, mở rộng chợ Liên Hương, Phan Rí Cửa, Bình Thạnh, Hòa Phú, Vĩnh
Tân; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng chợ Chí
Công, bến xe Minh Nghĩa tại Liên Hương; xúc tiến đầu tư và khởi công siêu thị
Liên Hương.
- Phát huy lợi thế của Cảng tổng hợp Vĩnh
Tân, Khu công nghiệp Tuy Phong để kêu gọi các nhà đầu tư, phát triển các dịch vụ
kho bãi, vận tải biển, dịch vụ logistics.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá
hình ảnh du lịch huyện Tuy Phong trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng
xã hội….
-
Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao và Khai thác có hiệu quả, nâng cao chất
lượng các lễ hội truyền thống trong năm, trong đó chú ý những hoạt động có tính
đặc thù của địa phương: Lễ hội Xuân Thu nhị kỳ các đình làng, các hội Vạn lạch,
lễ tưởng niệm di tích Cát Bay, lễ hội Nghênh Sắc ở đình Long Hương, lễ dâng
hương tại đền Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, Lễ hội Kate, Lễ hội lên tháp
thôn Lạc Trị, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện đã được cấp trên
công nhận; các giải thể thao truyền thống hàng nắm như: Vượt đồi cát Bình Thạnh,
giải đua thuyền cấp huyện, giải đua xe đạp... và các loại hình thể thao biển.
-
Thu hút và xúc tiến kêu gọi đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các
dự án trên địa bàn huyện.
- Tạo điều kiện thuận lợi, tập trung quản lý các
hoạt động du lịch tuyến Tà Năng - Phan Dũng, du lịch đảo Cù Lao Cau khi các
công ty lữ hành được sự chấp thuận của tỉnh đi vào khai thác sử dụng