HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH NUÔI DÊ SỬ DỤNG GIỐNG ĐỰC BOER Ở XÃ PHONG PHÚ
08/12/2022
Cắt cỏ trộn cám là công
việc hàng ngày của anh Biện Như Hùng thôn Tuy Tịnh 2- xã Phong Phú để chăm đàn
dê hơn 40 con của gia đình, từ ngày anh đầu tư thêm máy cắt, cọng cỏ sưa cứng được
cắt nhuyễn đều tăm tắp giúp đàn dê dễ nhai và tiêu hoá thức ăn nhanh hơn nhờ thế
mà đàn phát triển tốt hơn.
Hộ
anh Biện Như Hùng là một trong những hộ đủ điều kiện được xã Phong Phú chọn hỗ
trợ 11 con dê giống Boer nhằm cải tạo đàn dê cỏ nuôi truyền thống tại địa
phương. Các mô hình “Nhân giống và nuôi thương phẩm dê lai hướng thịt” của Trung
tâm nghiên cứu ứng dụng – Sở Khoa học và Công nghệ có 30 con dê cấp cho 10 hộ với
20 con dê cái và 10 dê đực Boer và “Mô hình nhân giống dê” của Viện nghiên cứu
Dê và Thỏ Sơn Tây với 44 con giống cấp cho hộ 4 hộ trong đó có 40 con dê cái
lai và 4 con dê đực Boer được triển khai trên địa bàn xã Phong Phú. Sau 5 năm, các
mô hình đã cải tạo thành công đàn dê trên địa bàn xã, hiện 25 hộ chăn nuôi dê tại
địa phương đều nuôi giống dê Boer lai với khoảng trên 500 con, đàn dê thích nghi với thổ
nhưỡng, ít bệnh, trọng lượng dê sơ sinh lớn hơn dê địa phương khoảng 20-25%.
Việc cải tạo thành công đàn dê không chỉ
giúp nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi mà quan trọng hơn là
đã bổ sung nguồn giống mới cho địa phương. Các hộ chăn nuôi cho biết, nguồn thức
ăn cho dê tại địa phương rất dồi dào, đầu ra khá ổn định vì thế nông dân nuôi
dê rất phấn khởi, tuy nhiên để đàn dê luôn ổn định thì người nuôi dê phải luôn
chú ý các khâu chăm sóc, thường xuyên kiểm tra nguồn thức ăn tại các khu vực
chăn thả để tránh cho dê không bị chướng bụng khó chữa trị, ngoài ra cần thường
xuyên tiêm phòng các loại bệnh như sán lá, tụ huyết trùng… để tăng sức đề kháng
cho đàn dê.
Hải Thạch
Hải Thạch