Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Tuy Phong

Theo báo cáo từ huyện Tuy Phong tính đến ngày 25/10/2019, tổng số heo trên địa bàn huyện là 3.520 con/174 hộ (trong đó, heo thịt: 2.426 con; heo nái: 120 con; heo con: 418 con; heo rừng lai: 556 con và có 103 hộ chăn nuôi heo có quy mô trên 10 con/hộ). Chăn nuôi heo trên địa bàn chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, manh mún; không có trang trại chăn nuôi heo. Cũng theo báo cáo của huyện Tuy Phong, tính đến nay, trên địa bàn huyện chưa có trường hợp heo chết nghi nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Có được kết quả trên, huyện Tuy Phong cũng đã tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và triển khai thực hiện đồng bộ, đầy đủ, tích cực, quyết liệt các biện pháp, giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nhất là công tác thông tin, tuyên truyền; tổ chức các đợt vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi lợn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thường xuyên rà soát những thiếu sót, tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai để có biện pháp khắc phục kịp thời, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan.

Trong thời gian tới, để làm tốt công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, huyện Tuy Phong đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đó là:

Tiếp tục triển khai đồng bộ, đầy đủ, tích cực, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên phạm vi toàn huyện theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khắc phục ngay những thiếu sót, tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai đối với nguyên nhân chủ quan.

Duy trì công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau (truyền thanh, truyền hình, mạng xã hội…..), lưu ý thời điểm, thời lượng phát tin trên đài, loa phát thanh của huyện, xã, thôn, khu phố ít nhất 2 lần/ngày không trùng vào thời gian phát thanh thời sự định kỳ nhằm tạo sự tập trung chú ý của người dân. Nội dung tuyên truyền phải sâu kỹ, đầy đủ, chủ yếu tập trung vào nguyên nhân lây lan, biện pháp phòng, chống bệnh; khuyến cáo cho người chăn nuôi biết những thiệt hại nặng nề về kinh tế của chính người chăn nuôi và ngân sách nhà nước khi xảy ra dịch bệnh để người dân biết hậu quả và tích cực, chủ động phòng, chống dịch bệnh; đồng thời tuyên truyền các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với sử dụng chế phẩm vi sinh đã được công nhận lưu hành.

Thường xuyên theo dõi, bám sát từng địa bàn đến tận thôn, khu phố, từng hộ chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi để kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh; nhất là nắm chắc số lượng các cơ sở, các hộ chăn nuôi và số lượng đàn lợn. Khi phát hiện bệnh hoặc có nghi ngờ phát hiện bệnh thì phải xử lý kịp thời và đúng quy trình.

Kiểm tra và quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở giết mổ được cấp phép hoạt động chính thức và tạm thời. Kiên quyết xử lý nghiêm các hộ, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y để tránh lây lan bệnh dịch. Đồng thời, vận động các cơ sở giết mổ được phép hoạt động thu mua lợn tại địa phương nhằm giảm áp lực đàn và tạo điều kiện để tiêu thụ lợn trong vùng.

Khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn trong thời điểm hiện nay để hạn chế thiệt hại, khuyến khích chuyển sang chăn nuôi khác như gia cầm, gia súc ăn cỏ... Đặc biệt, đối với các cơ sở, hộ chăn nuôi nếu có lợn bị tiêu hủy do bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải có cam kết không tái đàn.

NPK

NPK
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang