Trong
những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, được các cấp các ngành của cấp trên quan tâm giúp đỡ, đặc biệt hỗ trợ xây
dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương. Trong đó có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp ủy đảng, chính quyền, nên nền kinh tế nông thôn có nhiều chuyển biến
tiến bộ; các ngành sản xuất nông nghiệp từng bước được chuyển đổi cây trồng,
vật nuôi theo hướng khai thác lợi thế, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị
diện tích; xã đã thực hiện khá tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ giúp nông dân
ổn định và phát triển sản xuất. Huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn
hỗ trợ đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu nông thôn, nhất là
hệ thống kênh mương, đường giao thông, điện, trường học, hỗ trợ xóa nhà tạm cho
hộ nghèo, cũng như các dịch vụ thông tin truyền thông được đầu tư mở rộng, công
tác xóa đói giảm nghèo được chú trọng. Hệ thống chính trị của xã được củng cố,
kiện toàn; dân chủ ở cơ sở được phát huy; an ninh, chính trị, trật tự an toàn
xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng
nâng cao; đến nay đạt được 7/19 tiêu chí về nông thôn mới.
Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông
nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp còn thấp. Công tác quy hoạch, phát triển sản
xuất nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn chưa được chú trọng. Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng và
sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Kết cấu hạ tầng nông thôn
đầu tư chưa được nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng; việc quản lý, sử dụng
đất đai chưa chặt chẽ. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp hoạt
động chưa hiệu quả; Hộ nghèo và hộ cận nghèo còn cao; cơ sở vật chất cho y tế,
giáo dục, văn hóa còn nhiều khó khăn. An ninh nông thôn có lúc, có nơi còn xảy
ra, đó là những khó khăn, thách thức mà Đảng ủy và chính quyền cần tập trung
giải quyết. Một bộ phận người dân nhận thức chưa cao chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là xuất phát điểm của xã còn thấp so với mặt
bằng chung của huyện, phong tục, tập quán sản xuất của nông dân chưa mạnh dạng áp
dụng tiến bộ kho học kĩ thuật; cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông
thôn chưa đồng bộ, nhu cầu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn lớn,
nhưng việc huy động nguồn lực và thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa
nhiều. Việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, chính quyền về xây dựng
nông thôn mới chưa đáp ứng theo yêu cầu; chưa phát huy tốt vai trò chủ thể của
cộng đồng dân cư; hệ thống loa truyền thanh từ xã đến thôn chưa phủ khắp hết;
năng lực, chất lượng một số ít cán bộ công chức còn chưa đáp ứng nhu cầu.
Với quan
điểm xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và
trách nhiệm của toàn xã hội, nhằm phát triển toàn diện, bền vững, Đảng ủy đã
ban hành Nghị quyết 49-NQ/ĐU, ngày 10/4/2020 về xây dựng Nông thôn mới năm 2020.
Theo đó, mục tiêu là tiếp tục duy trì và giữ vững 7 tiêu chí đã đạt được gồm tiêu chí 1: Quy hoạch; tiêu chí 4: Điện; tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông
thôn; tiêu chí 8: Thông tin và truyền
thông; tiêu chí 12: Lao động có việc
làm; tiêu chí 11: Hộ nghèo; tiêu chí 16: Cơ sở vật chất văn
hóa. Năm 2020 phấn đấu đạt thêm 5 tiêu chí gồm: tiêu chí 03: Thủy lợi; tiêu chí 13: Cơ sở sản xuất; tiêu chí 14: Giáo dục và Đào tạo; tiêu chí 15: Y tế; tiêu
chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm.
Nghị quyết của Đảng ủy đã xác đinh các nhiệm vụ
và giải pháp chủ yếu là thường xuyên
công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng nông
thôn mới trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng
cường tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ, lực lượng tuyên truyền để đảm bảo chủ
trương, nghị quyết đi vào cuộc sống, thực hiện thành công việc xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, đánh giá
thực trạng nông thôn. Tăng cường quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển ngành
theo quy hoạch; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quy hoạch
phát triển chăn nuôi, quy hoạch sản xuất phù hợp với từng địa bàn thôn.
Tập trung khai thác các nguồn lực để đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng các khu sản xuất theo hướng tập trung: trồng trọt, chăn nuôi,…; tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật
chất trường lớp đạt tiêu chuẩn quốc gia, đầu tư xây dựng và duy trì Trạm y tế xã đạt chuẩn. Tiếp tục duy trì
và đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục văn hóa; tăng cường bảo vệ môi trường
sinh thái khu vực nông thôn để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, trong đó chú
trọng nâng cao công tác khám, chữa bệnh, tạo điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho người dân. Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng hoạt
động của Trung tâm học tập cộng đồng. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý cho các trường học; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Đặc
biệt quam tâm tới bậc học mầm non về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.
Chú trọng nguồn nhân lực tại chỗ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới; động viên, khuyến khích và có cơ chế ưu đãi để thu hút số học sinh,
sinh viên về địa phương công tác. Từng bước hoàn thiện thiết chế văn hóa ở nông
thôn. Tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” trong đó trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, khu dân
cư văn hóa. Nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường sinh thái.
Tranh thủ với cấp trên đầu tư chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, quy
hoạch các khu thu gom, xử lý rác thải, nước thải phù hợp để phòng chống dịch
bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn. Chú trọng công tác quản lý nhà nước trên
lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản.
Tập trung thực hiện tốt các chế độ, chính sách
đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn; quan tâm tạo mọi điều
kiện thuận lợi để cho bà con sản xuất, lồng ghép có hiệu quả các chương trình
mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, các nguồn lực để góp phần giảm
nghèo bền vững. Chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống, các dịch vụ
nông thôn; quan tâm đào tạo và giải quyết việc làm. Thực hiện tốt công tác quy
hoạch, đào tạo bồi dưỡng bố trí cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ, góp phần xây
dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nâng cao hiệu lực quản lý của
chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng,
phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết
đơn thư khiếu nại của công dân ngay từ cơ sở để đem lại lòng tin của nhân dân đối
với chính quyền. Vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh
vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Tỉnh; của Trung ương, đề xuất các cơ
chế, chính sách đặc thù của địa phương, phù hợp với chính sách hiện hành để xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.Trước mắt tập trung vào các cơ chế chính
sách như: Chính sách thu hút, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;
hỗ trợ tín dụng để nông dân vay vốn phát triển sản xuất; huy động đóng góp của
nhân dân; chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế;
chính sách khuyến khích xây dựng và phát triển các ngành nghề thủ công; chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác; chính
sách phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn
mới; chính sách khuyến khích đầu tư các dự án nông nghiệp vào địa bàn.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương,
biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự. Phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục
lạc hậu; nâng cao cảnh giác trước “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch, bọn phản động; tập trung giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện
phứt tạp; các vụ việc liên quan đến an ninh nông thôn, không để phát sinh “điểm
nóng”. Kiềm chế và giảm các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn giao
thông…
MINH
CHIẾN