Thông tin về tình trạng tín dụng đen gây mất ANTT trên địa bàn

Hiện nay, tình trạng tín dụng đen đang len lỏi từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, gây ra nhiều hệ lụy đau lòng cho người dân và xã hội.

Tín dụng đen hay còn gọi là cho vay nặng lãi, được hiểu là các tổ chức, cá nhân có hoạt động cho vay không được cấp phép của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất rất cao so với quy định.

Tín dụng đen thường giăng bẫy người dân bằng hình thức phát những tờ rơi quảng cáo như: cho vay vốn  nhưng không cần thế chấp, do không hiểu biết một số người dân đã dính vào "cạm bẫy" của tín dụng đen.

Tín dụng đen đã tiếp cận người dân bằng việc dán các tờ rơi ở cột điện, tường rào khu dân cư... và qua mô hình các công ty cho vay của ngân hàng.

Tín dụng đen có 2 biểu hiện chính là lãi suất cắt cổ, gắn với hoạt động của các băng nhóm tội phạm và vi phạm pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: "Tín dụng đen đi liền với tội phạm hình sự. Hầu hết các cơ sở cho vay tín dụng đen đều là cho vay mượn, thế chấp nhà cửa đất đai, tài sản”.

 Về thủ đoạn các đối tượng cho vay nặng lãi, cho vay rất nhanh gọn, do chúng có nhiều thủ đoạn đòi nợ mang tính chất xã hội đen cũng như nhiều chiêu trò khiến con nợ phải trả mức lãi suất cắt cổ.

Đặc biệt khi cho vay những khoản giá trị lớn, họ ép con nợ ký giấy bán nhà. Đến hạn nếu người vay không có tiền trả thì họ tự sang tên đổi chủ. Nhiều trường hợp, người vay dù vẫn ở trong nhà của mình nhưng giấy tờ đã bị sang tên đổi chủ 4 lần và người mua cuối cùng đang kiện ra tòa để đòi nhà.

Nguyên nhân khiến tín dụng đen phát triển là do các quy định pháp luật hình sự, hành chính và dân sự về xử phạt hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen chưa cụ thể, rõ ràng và nghiêm khắc.

Không những vậy, tín dụng đen là hoạt động ngầm nên việc quản lý và nắm bắt thông tin gặp nhiều khó khăn, nhiều vụ việc bị phát hiện chỉ khi đổ bể.

Ngoài ra, đối tượng vay tín dụng đen thường là những người làm nghề tự do, không có tài sản thế chấp, có nhu cầu cấp bách về chi tiêu nhưng vay vốn chưa hợp lý như vay không dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng chính đáng, không chứng minh được mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

Bên cạnh đó, không ít người ở nông thôn, vùng xa ít giao tiếp, ngại tiếp xúc với nhân viên ngân hàng nên bị các đối tượng cho vay nặng lãi lợi dụng để cho vay với lãi suất "cắt cổ" nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tình trạng tín dụng đen trong thời gian qua, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, hình thành một lực lượng đòi nợ thuê bất hợp pháp, hành vi đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen, nhiều trường hợp vay tín dụng đen dẫn đến vỡ nợ phải mất nhà, mất tài sản, làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt, cơ hội làm ăn của nhiều người.

Mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có biện pháp hạn chế tín dụng đen. Qua thông tin báo chí, các trang mạng xã hội đã thông tin về nhiều vụ việc xảy ra gây mất ANTT trên địa bàn do vay vốn tín dụng đen, và địa phương cũng đã tuyên truyền để nâng cáo nhận thức nhưng người dân vẫn bất chấp, không tìm cách tiếp cận các hình thức vay tiêu dùng hợp pháp mà dính vào vay vốn tín dụng đen để rồi xảy ra các vụ việc đáng tiếc, khi cơ quan chức năng vào can thiệp thì mọi việc mới vỡ lẽ,

Cụ thể: Ngày 03 tháng 3 năm 2021, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phong đã ban hành Công văn số 57 về việc thông báo truy tìm, theo đó cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phong đang tiến hành điều tra vụ án Bắt, giữ người trái pháp luật’’ xảy ra ngày 18/01/2021 tại khu phố 7- thị trấn Liên Hương- huyện Tuy Phong và tại Thôn 1- xã Bình Thạnh- huyện Tuy Phong. Đồng thời đã bắt tạm giam 02 bị can để điều tra về hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Qua đấu tranh và khám xét nhà của các đối tượng phát hiện nhiều vật chứng liên quan đến hoạt động cho vay nặng lãi.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phong đề nghị Công an các xã, thị trấn chỉ đạo cảnh sát khu vực, công an viên, bảo vệ dân phố phối hợp cán bộ thôn, khu phố thông báo đến người dân trên địa bàn những ai đã và đang vay tiền của đối tượng dưới đây, yêu cầu đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phong để làm việc.

 Thông tin về bốn đối tượng cụ thể như sau:

 1. Điền Văn Công, sinh năm 1994, cư trú khu phố 7-Liên Hương-Tuy Phong.

 2. Trịnh Văn Vinh, sinh năm 1991, cư trú Vĩnh Hảo-Tuy Phong.

 3. Phạm Đình Hoàn, sinh năm 1994, cư trú An Ninh-Hoa Lư-Ninh Bình.

 4. Vũ Minh Hải, sinh năm 2001, cư trú Khánh Hải-Yên Khánh Ninh Bình.

 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phong đề nghị công an các xã, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc để phục vụ công tác điều tra. Nếu phát hiện trường hợp nào đề nghị báo cáo kịp thời cho cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phong (qua Đội cảnh sát hình sự) để phối hợp giải quyết.

 Nhìn chung, việc chế tài xử lý hoạt động tín dụng đen là rất cần thiết, nhưng chỉ là một phần ngọn của vấn đề. Điều cốt lõi là làm thế nào để tuyên truyền cho người dân nhận thức được thảm họa rình rập từ bẫy của tín dụng đen mà từ bỏ không dính vào thì hoạt động tín dụng đen.

Qua bản tin trên mong rằng, mọi người dân khi vay vốn làm ăn phải qua kênh vay chính thống của Ngân hàng, không dính vào vay vốn tín dụng đen để rồi xảy ra các vụ việc đáng tiếc như vừa nêu trên.

(Nguồn thông tin Công an huyện Tuy Phong cung cấp)

Nguyễn Văn Đức - UBND thị trấn Liên Hương

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang