Cảnh báo về ăn cá nóc độc

 

Theo Công văn số 2934/SYT-CCATVSTP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Sở Y tế tỉnh Bình Thuận về việc tuyên truyền phòng, chống ngộ độc cá nóc; từ đầu năm đến nay tại tỉnh Bình Thuận đã xảy ra 02 vụ ngộ độc do ăn cá nóc với 10 người nhập viện cấp cứu, 01 người tử vong. Điều đáng quan tâm là hiện nay một số ngư dân vẫn còn chủ quan đánh bắt, chế biến cá nóc để ăn hoặc cho người thân ăn; vì vậy đã xảy ra những trường hợp ngộ độc rất nặng và tử vong

Theo thông tin, 16 ngư dân thị trấn Phan Rí Cửa ( huyện Tuy Phong) khi thuyền đang đánh bắt tại vùng biển Phú Qúy - Phan Thiết ngày 16/01/2020, 1 thuyền viên câu được con cá nóc nặng 5kg, chế biến thành món ăn cho những người trên thuyền. Sau khi ăn vài giờ, ông Phạm B. và Bùi Tiến A. có biểu hiện tê môi, lưỡi, tay, chân… Dấu hiệu này diễn tiến theo chiều hướng nặng, nghi bị ngộ độc cá nóc. Các thuyền viên giải độc bằng cách cho uống nước muối để gây nôn và đưa vào đất liền cập cảng cá Phan Thiết.

Tuy nhiên, ông B. (38 tuổi) tử vong trên đường vào bờ lúc 20 giờ cùng ngày. Còn ông A. (27 tuổi) được cấp cứu lúc 23 giờ tại Bệnh viện đa khoa Bình Thuận trong tình trạng mạch, huyết áp ổn định, đầu lưỡi, tay chân tê nhẹ; được chẩn đoán ngộ độc cá nóc (theo hồ sơ bệnh án). Sau 12 giờ điều trị, bệnh nhân đã xuất viện (17/1/2020) với tình trạng sức khỏe ổn định.

Trước tình hình trên, để phòng, chống ngộ độc thực phẩm từ các loại thực
phẩm có chứa độc tố tự nhiên (đặc biệt là ăn cá nóc, mực bạch tuộc đốm xanh,… );
nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của độc tố tự nhiên có trong một số loại hải sản như: cá nóc, mực bạch tuộc đốm xanh, so biển, ốc lạ, … ; khuyến cáo ngư dân không ăn các loại hải sản lạ

Ở Việt Nam đã thống kê được hơn 60 loài cá nóc, trong đó có khoảng 30 loài là cá độc. Độc tố cá nóc rất độc, với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.

Cá nóc phân bố chủ yếu ở vùng biển cận nhiệt đới và nhiệt đới, ở nước mặn nhiều hơn nước ngọt. Loại cá nóc độc người dân thường ăn có thân 4 - 40 cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. Chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt là vào mùa sinh sản của cá (từ tháng 2 đến tháng 7).

Chất độc của cá nóc gọi là tetrodotoxin là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1000 lần so với Cyanua. Bình thường nó tồn tại trong cá ở dạng tiền độc tố Tetrodomin không độc; nhưng khi cá bị ươn hoặc bị va đập, tiền chất Tetrodomin sẽ biến đổi thành chất tetrodotoxin gây độc. Tetrodotoxin không phải là protein, tan trong nước, không bị nhiệt phá hủy, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại (có thể bị phân hủy trong môi trường kiềm hay acid mạnh). Khi đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C trong 6 giờ độc tố tetrodotoxin mới giảm đi 50%, nó chỉ mất đi khi được đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút. Vì thế, không thể làm mất tính độc cá nóc bằng cách nấu và chế biến thông thuờng.

Biểu hiện khi ngộ độc cá nóc

Sau khi ăn cá nóc có tetrodotoxin, chất độc này hấp thụ nhanh qua đường ruột, dạ dày trong 5 - 15 phút. Đỉnh cao tetrodotoxin trong máu là 20 phút và thải tiết qua nước tiểu sau 30 phút tới 3 - 4 giờ.

Người ăn phải cá nóc có độc tố tetrodotoxin, sau 5 phút đến 3-4 giờ mới xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng; môi, lưỡi tê, khó chịu. Tiếp theo thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ủng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.

Trường hợp nặng xuất hiện liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong. Tỷ lệ tử vong rất cao (60%) nếu cấp cứu chậm. Nguyên nhân tử vong do ngộ độc cá nóc là: liệt cơ hô hấp và hạ huyết áp.

         Phòng tránh ngộ độc cá nóc 

Đến nay, ng độc cá nóc vẫn chưa có thuốc đặc trị. Người bị ngộ độc cá nóc bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, để phòng tránh ngộ độc cá nóc, biện pháp hữu hiệu nhất là không ăn bất cứ thực phẩm nào được chế biến từ cá nóc.

1. Loại bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt tại bến cá.

2. Loại bỏ cá nóc lẫn cá thường khi phơi khô.

3. Không làm chả cá nóc, bột cá nóc hoặc các sản phẩm các nóc khác để bán.

4. Không ăn cá nóc tươi và các sản phẩm chế biến từ cá nóc.

Để đề phòng ngộ độc cá nóc, cách tốt nhất là hãy “nói không với cá nóc”.

ngay các loại cá nóc, mực bạch tuộc đốm xanh,… nghi có chứa độc tố tự nhiên.

 

                                                                                                                                                                      Văn Đức – UBND thị trấn Liên Hương

                                                             



Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang