Với quyết tâm, không để xảy ra dịch bệnh động
vật, dịch bệnh truyền lây từ động vật sang người như bệnh dại, bệnh cúm gia cầm,
dịch tả lợn châu Phi, lỡ mồm long móng, viêm da nổi cục ở trâu, bò…, UBND huyện
chỉ đạo các phòng, ban, ngành và UBND các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo, tổ
chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng,
chống.
Đối
với đơn vị chuyên môn là Trung tâm kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp huyện phải chủ
động, phối hợp với các địa phương triển khai công tác kiểm tra, giám sát
dịch bệnh trên động vật, bệnh truyền lây từ động vật sang người để phát hiện
sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới phát hiện; đồng
thời thông báo cho ngành y tế để có biện pháp phối hợp xử lý, sớm ngăn chặn
dịch bệnh từ động vật truyền lây sang người. Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn triển khai có hiệu quả công tác tiêm phòng vắc xin
các loại, nhất là vắc xin phòng bệnh truyền lây từ động vật sang người như bệnh
Dại trên đàn chó, mèo; bệnh cúm gia cầm H5N1, H5N6 trên đàn gia cầm. Phối hợp với chính quyền địa phương, tăng cường
hướng dẫn các cơ sở, người chăn nuôi tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện
pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột,
hóa chất để tiêu diệt các mầm bệnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị và các địa phương thành lập Đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, bệnh lây truyền từ động vật
sang người tại các địa phương.
Đối
với UBND các xã, thị trấn cần huy động tối đa các nguồn lực để triển khai
các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Giao trách nhiệm cho trưởng thôn, khu
phố để theo dõi sát diễn biến, tình hình dịch bệnh trên động vật đến từng hộ
chăn nuôi, qua đó phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi
dịch bệnh mới phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh,
bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật
chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan ra diện rộng, gây bức xúc cho người
dân và cộng đồng; chủ động, phối hợp với các ngành chức năng huyện tổ chức xử
lý tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh chết; chó, mèo nghi mắc bệnh
Dại; tổ chức tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bằng vôi bột, hóa chất theo quy định.
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể nhân dân về nguy cơ, tác hại của
các loại dịch bệnh ở động vật như bệnh cúm gia cầm, bệnh Dịch tả lợn Châu
Phi, bệnh lở mồm long móng, bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò, bệnh Dại,… ; đặc
biệt tuyên truyền để người dân giám sát, phát hiện, đấu tranh không tiếp tay
cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm
gia súc, gia cầm bệnh, chết, không rõ nguồn gốc, nhập lậu; nâng cao nhận thức cộng
đồng về tính nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở
người.