CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ (Cnaphalocrosis medinalis) GÂY HẠI LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2024
Hiện
nay, trên địa bàn huyện Tuy Phong đã xuống giống vụ Hè Thu năm 2024 được khoảng
1.964 ha. Trong đó, lúa đang giai đoạn mạ 686 ha, đẻ nhánh 688 và đòng 590 ha tập
trung ở các xã, thị trấn như: Phong Phú, Phú Lạc, Phan Dũng, Hòa Minh, Phước Thể,
Liên Hương.
Thời điểm này đang xuất hiện đợt trưởng thành sâu
cuốn lá nhỏ ra rộ và đẻ trứng. Dự báo mật độ sâu non tăng nhanh trên lúa vào cuối
tháng 7 đến đầu tháng 8. Sâu non gây hại lúa giai đoạn đẻ nhánh và hại lá đòng
thời kỳ lúa làm đòng - trổ bông.
* Nhận dạng:
-
Ngài nhỏ, màu vàng nâu, cánh có hai vân ngang hình làn sóng, màu tro, mép ngoài
của cánh có viền nâu hoặc xám.
-
Trứng hình bầu dục, màu vàng nhạt, đẻ rải rác trên mặt lá.
-
Sâu non đẫy sức có màu xanh lá mạ, màu vàng nhạt, sâu có 5 tuổi. Hoá nhộng
trong bao lá hoặc gần phía gốc, vòng đời 30 – 40 ngày.
* Đặc điểm gây hại: Sâu cuốn lá lại và ăn phần chất
xanh của lá, gây hiện tượng bạc trắng lá. Sâu phá hại lúa từ giai đoạn mạ cho
đến đòng trổ, nguy hiểm nhất là giai đoạn trổ nếu bị nặng năng suất sẽ giảm.
Sâu phá liên tục các vụ lúa trong năm (Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực
vật tỉnh Bình Thuận, năm 2022).
* Các yếu
tố tác động đến sự bộc phát sâu cuốn lá nhỏ
- Thời vụ gieo sạ muộn, gieo cấy
giống dễ nhiễm sâu bệnh. Sâu cuốn lá nhỏ tập trung hại nặng vào 2 thời kỳ sinh
trưởng của cây lúa là đẻ nhánh rộ và làm đòng - trổ. Khi trà lúa chính vụ đã
qua các giai đoạn trên, sâu cuốn lá sẽ tập trung vào trà lúa muộn để phát triển
và bảo tồn nòi giống.
- Sử dụng phân bón không hợp lý:
Bón quá nhiều đạm, bón lai rai nhiều lần làm cho cây lúa lúc nào cũng xanh tốt
là điều kiện lý tưởng để sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển. Thực hiện biện
pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng là giải pháp hữu hiệu giúp cây lúa phát triển chắc
khỏe, hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh nói chung.
- Thời tiết khí hậu, đặc biệt là
mùa mưa nắng xen kẽ kết hợp ẩm độ cao, sâu cuốn lá phát sinh rất nặng. Vì vậy cần
nắm chắc dự báo thời tiết để chủ động đưa ra biện pháp ngăn ngừa sớm (Theo
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia).
- Để ngăn ngừa sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis) phát
sinh, phát triển và gây hại trên diện rộng ảnh hưởng năng suất lúa vụ Hè Thu năm 2024 cần thực hiện các biện
pháp phòng trừ như sau:
+ Thực hiện tốt công tác dự tính dự báo và theo dõi bẫy
đèn thường xuyên.
+ Thông báo cho nông dân thăm đồng thường
xuyên nhằm phát hiện kịp thời và phòng trừ đúng lúc.
+ Biện pháp
phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ theo hướng bền vững là tăng cường áp dụng quy trình
phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), kết hợp hài hòa các biện pháp canh tác, thủ
công và sinh học…
+ Biện pháp canh tác rất
quan trọng, nếu thực hiện đúng kỹ thuật từ khâu làm đất, thời vụ, mật độ gieo cấy,
bón phân, quả lý nước… sẽ điều chỉnh sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói
chung và sâu cuốn lá nhỏ nói riêng.
+ Bảo vệ thiên địch của
sâu cuốn lá nhỏ như: các loài nhện ăn thịt, nấm, ong …
+ Biện pháp hóa học: Chỉ trừ giai đoạn trước và sau trổ
nếu mật độ cao (còn các giai đoạn lúa con không cần thiết phải phòng trừ).
Phun thuốc sau khi bướm rộ 5 – 7 ngày là tốt nhất. Có thể dùng các loại thuốc sau:
Permethrin (Permecide 50EC), Indoxacarb (Ammate 150SC), Chlorantraniliprole +
Thiamethoxam (Virtako
40WG), Emamectin benzoate (Actimax 50
WG, EMA King 20EC, Map Winner 5WG,…), …
Lâm
Bích Viên – Trung tâm DVKT Nông nghiệp