Ngày 04/11/2021, UBND huyện đã ban hành Công văn số
3619/UBND-VX về tăng cường, phòng chống ngộ độc thực phẩm do sử dụng nấm lạ. Vào
thời điểm mùa mưa, thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển
và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm.
Nhằm phòng ngừa các vụ
ngộ độc thực phẩm do sử dụng nấm lạ, người dân cần biết và phòng tránh, cụ thể:
Nấm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều
món ăn ngon, lạ, hấp dẫn, do vậy nhu cầu sử dụng nấm không ngừng tăng cao. Mùa
xuân với thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loại nấm phát triển và đây cũng
là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm do sử dụng phải các chủng loại
nấm độc gây ra.
Cách phân biệt nấm độc hiện nay chưa được cụ thể vì có
rất nhiều chủng loại nấm độc, tuy nhiên theo kinh nghiệm cùng với một số nghiên
cứu đã chỉ ra đa số các loại nấm độc đều có màu xắc sặc sỡ, phần gốc nấm phình
to hơn thân nấm. Ngoài ra cũng có một số loại nấm độc giống với loại nấm lành
thông thường. Chính vì vậy cần nên coi tất cả nấm rừng là loại nấm đốc và chỉ
sử dụng khi đã biết chắc chắn đó là loại nấm có thể ăn được.
Khi
ăn phải nấm độc, người bệnh thường có biểu hiện đặc trưng của ngộ độc thực phẩm
như: khó chịu, buồn nôn, người có thể mệt mỏi, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi
hôi tanh, có thể kèm theo đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu. Trường hợp nặng hơn
có thể gây co giật, hôn mê, trụy tinh mạch và tử vong.
Lưu ý: thời gian xuất hiện
các triệu chứng của ngộ độc trong khoảng từ 30 phút sau khi ăn cho đến 40 giờ
sau khi ăn. Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức độ ngộ độc càng nặng và
càng nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy các trường hợp ngộ độc nói chung,
ngộ độc nấm nói riêng cần phải được xử trí kịp thời.
Xử
trí ngộ độc nấm
-
Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm phải gây nôn, rồi chuyển đi cấp cứu ở cơ sở
y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
-
Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế.
-
Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại mang tới cơ sở y tế
để sơ bộ xác định loài nấm. Việc làm này là hết sức cần thiết vì mỗi chủng loại
nâm có chất độc khác nhau. Trên cơ sở xắc định chất độc sẽ phục vụ cho công tác
cấp cứu, điều trị đạt kết quả cao hơn.
Phòng ngừa ngộ độc nấm
- Chỉ sử dụng khi
biết chắc chắn nấm ăn được
- Tuyệt đối không
được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng, nấm có đủ các phần của thể
quả...
- Không ăn thử nấm,
dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ.
- Không hái nấm non
chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc.
- Nấm tươi ăn được
mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây
ngộ độc.
- Không ăn nấm đã bị thối
rữa, ôi thiu.
(Nguồn
sưu tầm: Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn)