Đề tài nghiên cứu khoa học: “Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Tuy Phong – Bình Thuận”
Kiểm soát chi (KSC) thường xuyên ngân sách (NS) xã qua Kho bạc Nhà nước
(KBNN) nói chung và KBNN Tuy Phong – Bình Thuận nói riêng trong thời gian qua vẫn
còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, trao đổi, bổ sung để hoàn thiện thêm. Những
kết quả đã đạt được trong quá trình kiểm soát chi NS xã cần phải được đánh giá một
cách khách quan, toàn diện để từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường và hoàn thiện công tác KSC NS xã qua KBNN trong thời gian tới.
Đó là đề tài nghiên cứu khoa học do KBNN Bình Thuận
chủ trì nghiên cứu được Hội đồng Khoa học và Công nghệ - Kho bạc Nhà nước nghiệm
thu vào ngày 27/7/2020.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nhằm nâng
cao chất lượng KSC thường NS xã qua KBNN Tuy Phong, Bình Thuận. Cụ thể: Hệ thống hóa
các cơ sở lý luận liên quan đến công tác KSC thường xuyên NS xã qua KBNN; Thống kê, phân tích và đánh giá thực trạng công tác KSC thường
xuyên NS xã qua KBNN Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận;
Đưa ra những giải pháp cụ thể và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NS xã
qua KBNN Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Xác định đây sẽ là tài liệu rất hữu ích
cho công chức KSC thường xuyên của KBNN cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được kết cấu
thành 3 chương cụ thể như sau: Chương 1:
Lý luận về kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước; Chương
2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước
Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015-2019; Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
xã qua Kho bạc Nhà nước Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Sau khi nghe báo cáo tóm tắt của nhóm tác giả nghiên cứu
đề tài nghiên cứu khoa học và nhận xét đánh giá của các thành viên Hội đồng
nghiệm thu, các thành viên tham gia dự nghiệm thu, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu
chuyên viên cao cấp - Nguyễn Việt Hồng Phó Tổng Giám đốc KBNN kết luận một số vấn
đề như sau:
Những thành công chủ
yếu của đề tài:
Về phương diện lý
luận: Tác
giả đã hệ thống hóa được một số vấn đề cơ bản về KSC thường xuyên NS xã thông
qua một số khía cạnh sau:
- Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa khái quát về NSX và
chi NS xã thông qua một số khái niệm; đặc điểm của NS xã và chi NS xã ; vai trò
của NSX; nhiệm vụ chi NS xã; hình thức chi NS xã.
- Thứ hai, tác giả đã nêu được một số vấn đề chung về KSC
thường xuyên NS xã qua KBNN như: Quy trình KSC thường xuyên NS xã qua KBNN;
trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong KSC thường xuyên NS xã qua KBNN;
nguyên tắc KSC thường xuyên NS xã qua KBNN.
- Thứ ba, tác giả đã làm rõ được nội dung KSC thường
xuyên NS xã qua KBNN.
- Thứ tư, tác giả đã nêu được những nhân tố chủ quan,
nhân tố khách quan ảnh hưởng đến KSC thường xuyên NS xã và đặc biệt nhóm tác giả
đã tham khảo kinh nghiệm của một số Kho bạc cấp huyện có mô hình tương tự từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho KBNN Tuy Phong, Bình Thuận.
Về phương diện thực
tiễn:
- Đề tài đã nêu được bức tranh khái quát về huyện Tuy
Phong và KBNN Tuy Phong, Bình Thuận.
- Đề tài đã nêu được thực trạng KSC thường xuyên NS xã qua
KBNN Tuy Phong, Bình Thuận thông qua làm một số nội dung như sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở pháp lý liên quan đến KSC thường
xuyên NS xã qua KBNN.
+ Quy trình KSC thường xuyên NS xã qua KBNN.
+ Kết quả KSC thường xuyên NS xã qua KBNN, qua KBNN Tuy
Phong, Bình Thuận.
+ Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN
đối với chi thường xuyên NS xã.
Về phương diện đề
xuất giải pháp:
Trên cơ sở mục tiêu, định hướng của KBNN đến năm 2030 và định hướng trong KSC
thường xuyên NS xã của đơn vị, nhóm tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp tăng cường
công tác KSC thường xuyên NS xã qua KBNN Tuy Phong, Bình Thuận:
- Nâng cao trách nhiệm trong công tác điều hành KSC thường
xuyên NS xã.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong KSC thường
xuyên NS xã.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra thường xuyên tại KBNN
Tuy Phong, Bình Thuận.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan trên địa bàn trong
công tác quản lý điều hành ngân sách.
- Một số giải pháp khác như: Tăng cường KSC tạm ứng và
thanh toán tạm ứng; kiểm soát chặt chẽ tiến độ rút dự toán bổ sung cân đối;
tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chi thường xuyên
...
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Bộ Tài chính, KBNN, Hội đồng nhân dân và
UBND tỉnh Bình Thuận; KBNN Bình Thuận, UBND huyện, các đơn vị thuộc huyện và
UBND các xã nhằm tăng cường KSC thường xuyên NS xã.
Một số nội dung tác
giả cần nghiên cứu tiếp và bổ sung
Bên cạnh những thành công chủ yếu nêu trên, Hội đồng nghiệm
thu đề nghị Nhóm tác giả nghiên cứu, bổ sung làm rõ thêm một số nội dung để đề
tài được hoàn thiện hơn như: Bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NS xã và chức
năng, nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên NS xã của KBNN Tuy Phong; nội dung giải
pháp tăng cường kiểm soát tạm ứng và thanh toán tạm ứng chi thường xuyên NS xã để
khắc phục những hạn chế trong khâu tạm ứng và thanh toán tạm ứng chi thường
xuyên NS xã qua KBNN huyện Tuy Phong...
Hội đồng nghiệm thu đã nhận xét và đánh giá cao ý nghĩa
khoa học, thực tiễn của Đề tài, đáp ứng yêu cầu của một đề tài nghiên cứu cấp
cơ sở cũng như quá trình thực hiện công phu và nghiêm túc của nhóm tác giả. Kết
quả nghiên cứu của Đề tài được Hội đồng nghiệm thu thống nhất đánh giá, xếp loại
Giỏi.
Phương Nam – Kho bạc nhà nước Tuy Phong